1. Vị giác mất dần với tuổi tác
Khi chúng ta già, vị giác của chúng ta trở nên yếu hơn. 1 nghiên cứu phát hiện thấy khả năng nhận ra muối bị ảnh hưởng lớn nhất, cùng với ngọt, chua, mặn và đắng (Mojet et al., 2001). Người già hơn có thể cần khoảng 2 và 9 lần các gia vị như muối để có trải nghiệm vị giác tương tự. Đàn ông dường như đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự mất khả năng vị giác này.
Lý do 1 phần vì người lớn tuổi có ít núm vị giác hơn và cảm giác về mùi suy yếu theo tuổi tác. Chúng ta thực sự nếm nhiều thức ăn với mũi, do đó khi mũi không hoạt động tốt thì vị giác cũng bị mất.
2. Nữ phục vụ béo = Khách hàng béo
Đây là 1 trường hợp mà bối cảnh ảnh hưởng đến những món ăn bạn có thể chọn từ thực đơn ở 1 nhà hàng. McFerran et al. (2010) đã xem xét về cân nặng của người phục vụ của bạn có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc lựa chọn món ăn của bạn.
Họ phát hiện thấy những người đang ăn kiêng đã ăn nhiều hơn khi được khuyến khích chọn những đồ ăn vặt không lành mạnh bởi 1 nữ hầu bàn béo hơn là nữ hầu bàn gầy. Bạn có thể đã dự đoán kết quả ngược lại – 1 nữ hầu bàn béo sẽ khuyên bạn không ăn 1 số món. Nhưng thay vào đó, nó có thể về vô thức cho những người đang ăn kiêng ‘sự cho phép’ được ăn quá nhiều. Nói cách khác: nếu cô í có thể ăn quá nhiều thì tôi cũng có thể!
Hiệu ứng ngược lại thấy ở những người không ăn kiêng. Họ đã ăn nhiều hơn khi cô phục vụ gầy. Điều này có thể vì người (gầy) quyến rũ có xu hướng có sức thuyết phục nhiều hơn.
3. Bạn bè béo = tôi béo
Có lẽ là đi quá xa khi nói có những người bạn béo làm chúng ta béo, dù đã có bằng chứng cho điều này. Christakis et al. (2007) phát hiện thấy khả năng béo phì của 1 người tăng đến 57% nếu họ có những người bạn béo phì.
Con người bị tác động lớn bởi hành vi ăn uống của những người xung quanh họ. Chúng ta đã thấy trong các nghiên cứu rằng con người ăn nhiều hơn khi những người xung quanh họ ăn nhiều, và ăn ít khi những người xung quanh ăn ít. Phụ nữ dường như đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi điều này.
Ngay cả khi ăn 1 mình những sự lựa chọn của chúng ta cũng bị ảnh hưởng gián tiếp bởi xã hội – các nhà tâm lý gọi nó là ‘những chuẩn tắc xã hội’. Khi những chuẩn tắc bị kiểm soát trong những thực nghiệm, người ta có thể bị làm cho ăn ít hơn hoặc nhiều hơn.
1 ví dụ hay đó là đàn ông nam tính được nghĩ là ăn như hổ và phụ nữ nữ tính thì ăn ít.
4. Những ý định ăn uống bị đánh bại bởi những thói quen
Đâu là cách tốt nhất để dự đoán bạn sẽ ăn món gì vào ngày mai? Tôi nên hỏi về những ý định của bạn, những sở thích của bạn hay là những món bạn đã ăn hôm qua?
Tất cả những gì tôi cần làm là hỏi bạn đã ăn gì hôm qua. Cách tốt nhất để dự đoán những món bạn sẽ ăn ngày mai là xem xét những thói quen của bạn. Về trung bình, các thói quen có xu hướng chiến thắng những ý định tốt nhất của chúng ta và thậm chí những sở thích của chúng ta.
Thay đổi những thói quen ăn uống của chúng ta rất khó vì nhiều quyết định của chúng ta được thực hiện 1 cách tự động, để đáp lại những tình huống có tính lề thói hằng ngày và cũng vì…
5. Ăn mà không quan tâm đến hậu quả
Ăn giống như việc làm hằng ngày nên chúng ta dễ dàng không để ý đến. Trong khi tâm trí chúng ta đang đi lang thang thì tay chúng ta xúc thức ăn nhanh hơn và nhanh hơn.
Các nghiên cứu cho thấy con người ăn nhiều hơn khi họ bị xao lãng, như đang xem TV hoặc nói chuyện với bạn bè (Bolhuis et al., 2013). Điều không may là khi không tập trung vào thức ăn của chúng ta, chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn và nhận được ít niềm vui từ nó.
Đây là lý do tại sao 1 cách tiếp cận từng được dùng để đánh bại những bệnh rối loạn ăn uống và béo phì là ăn uống có chú tâm. Cắn những miếng nhỏ hơn và chú ý nhiều hơn đến những gì bạn đang ăn. Con người ta không chỉ ăn ít hơn theo cách này mà họ cũng thưởng thức nó nhiều hơn.
6. Kìm nén những ý nghĩ về thức ăn dẫn đến ăn uống vô độ
Những người đang ăn kiêng thường xuyên cố gắng kìm nén những ý nghĩ về thức ăn của họ có khả năng trải nghiệm những thèm khát về thức ăn cũng như có xu hướng ăn vô độ (Barnes & Tantleff-Dunn, 2010).
Do đó, đừng cố gắng né tránh, thay vào đó hãy thử 8 lựa chọn đối với kìm nén suy nghĩ.
7. Nếu nó lành mạnh, bạn có thể ăn nhiều hơn!
Đây có vẻ là 1 niềm tin phổ biến, hoặc ít nhất là 1 cách hành xử. Trong các nghiên cứu, khi con người được đưa cho cùng 1 loại thức ăn nhưng 1 được dán nhãn là lành mạnh hơn, họ sẽ ăn nhiều hơn so với khi nó được dán nhãn không lành mạnh. Trong nghiên cứu của Provencher (2009) họ ăn nhiều hơn 35%. Trường hợp này thì những “thức ăn lành mạnh” có thể có hại cho chúng ta vì chúng khuyến khích tiêu thụ nhiều hơn.
8. Tâm trạng tệ làm bạn ăn thức ăn có hại
‘Ăn uống theo cảm xúc’ là quan điểm cho rằng cảm xúc, không chỉ vì đói, ảnh hưởng đến ăn cái gì và ăn như thế nào. Điều này có 1 số sự thật.
Trong các thực nghiệm, nhìn chung con người bị làm cho có 1 tâm trạng tồi tệ, họ có nhiều khả năng tìm kiếm đồ ngọt và những đồ ăn vặt nhiều chất béo. Những cảm xúc tiêu cực cũng làm con người thích quà vặt hơn là 1 bữa ăn đúng và ăn ít rau hơn.
Không may là tâm trạng tốt không nhất thiết làm bạn ăn đồ lành mạnh. Con người dường như ăn nhiều hơn khi họ đang có tâm trạng tốt, nhưng ăn nhiều hơn tất cả mọi thứ hơn là những thức ăn cụ thể.
9. Những thức ăn lành mạnh cải thiện tâm trạng của bạn
Chúng ta biết rằng những người ăn nhiều rau và trái cây nhìn chung thoả mãn hơn với cuộc sống và hạnh phúc hơn, nhưng chúng ta không thể chắc chắn trái cây và rau thực sự gây ra điều đó.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất cho thấy ăn rau và trái cây ngày hôm nay thực sự cải thiện tâm trạng của bạn vào ngày mai (White et al., 2013). Điều này dựa trên quan điểm các vi chất dinh dưỡng như folate được tìm thấy trong trái cây và rau có thể giúp cải thiện trầm cảm.
Trong nghiên cứu 21 ngày của White et al. (2013) yêu cầu những người tham gia ghi họ đã ăn bao nhiêu rau và trái cây cũng như tâm trạng của họ. Điều này cho thấy ăn nhiều rau và trái cây ngày hôm nay thực sự đã dự đoán được tâm trạng vào ngày mai. Tuy nhiên, họ cần ăn 7 hoặc 8 phần thức ăn để thấy hiệu quả rõ ràng. 5 phần có thể không đủ để thúc đẩy tâm trạng.
10. Tôi sẽ không ăn những món cô í ăn
Bạn đã từng vào 1 nhà hàng với 1 nhóm bạn, định chọn món bạn sẽ ăn nhưng sau đó nghe 1 người khác chọn món giống bạn và bạn đã thay đổi món ăn.
Theo 1 nghiên cứu đây là 1 xu hướng dễ nhận biết (Ariely & Levav, 2000). 1 trong những nguyên nhân là khao khát về sự độc đáo và nổi bật. Gọi 1 món ăn khác có vẻ như thể hiện sự độc đáo của bạn.
Tuy nhiên theo nghiên cứu của Ariely & Levav, mọi người thích sự lựa chọn thứ 2 của họ ít hơn lựa chọn đầu tiên.
11. Những thay đổi nhỏ đánh bại những kiểu ăn kiêng kỳ lạ
Nếu bạn muốn giảm cân, hãy quên đi tất cả những kiểu ăn kiêng kỳ lạ, cho dù chúng là gì. Mốt ăn kiêng mới nhất là 5:2 (5 ngày ăn bình thường và 2 ngày ăn nhanh). Gần như không có bằng chứng cho thấy nó hiệu quả. Những kiểu ăn kiêng đó đòi hỏi những sự thay đổi thói quen lớn, mà thay đổi thói quen là rất khó.
Thay vì tuân theo những kiểu ăn kiêng điên rồ đó, tốt hơn là thực hiện những thay đổi nhỏ có thể chịu được về lâu dài (nghĩa là kéo dài suốt cuộc đời còn lại của bạn). Những người tham gia trong 1 nghiên cứu qua mạng về ăn uống lành mạnh đã có những thay đổi nhỏ có thể chịu được đối với những thói quen của họ và đã giảm cân thành công (Kaipainen et al., 2012). Lưu ý là họ đã giảm cân mà không ăn kiêng!
Những thói quen được áp dụng bao gồm: sử dụng những cái đĩa nhỏ hơn
12. Thức ăn không bao giờ chỉ là thức ăn
Nó còn có thể đại diện cho 1 quan điểm và có thể ảnh hưởng cách chúng ta trải nghiệm về thức ăn.
Allen et al. (2008) đã làm 1 thử thách Pepsi. Những người tham gia hoặc được cho uống Pepsi hoặc 1 nhãn hiệu cola của cửa hàng để đánh giá.
Quảng cáo của Pepsi cổ vũ quan điểm là cuộc sống nên thú vị và tràn đầy niềm vui trong khi đó nhãn hiệu cola của cửa hàng không có bất kỳ thông điệp quảng cáo đặc biệt nào.
Các kết quả cho thấy những ai cực kỳ đồng ý rằng cuộc sống nên tràn đầy niềm vui nghĩ nước cola họ được bảo là Pepsi có mùi vị ngon hơn. Nhưng thực sự họ chỉ uống nước cola nhãn hiệu của cửa hàng.
Như vậy, không chỉ mùi vị thực sự ảnh hưởng những đánh giá của chúng ta mà còn có những niềm tin chúng ta có về thức ăn hoặc nước uống.
13. Tôi đang ăn 1 ý tưởng
Bạn đã từng ăn những món ăn kỳ lạ nào? Nhện chiên, 1 cái dương vật bò hoặc mắt cá ngừ?
Theo 1 lý thuyết, chúng ta không chỉ ăn thức ăn, chúng ta còn ăn những ý tưởng.
Ví dụ, người ta biết kem có vị thịt xông khói sẽ có mùi vị khác thường nhưng họ vẫn ăn. Họ muốn “sở hữu” kinh nghiệm.
Nó cũng liên quan đến hình ảnh bản thân. Con người ta muốn xem bản thân, và được người khác xem bản thân họ là người thú vị đã chọn lựa những trải nghiệm đa dạng khác nhau cho bản thân họ.