Khám pháVăn Hoá

NÉT ĐẸP NGHỀ LÀM NÓN THỔ NGỌA QUẢNG THUẬN BA ĐỒN

Chiếc nón lá là một trong những vật dụng rất gần gũi với người dân Việt Nam. Nón  lá không chỉ là vật dụngrất đỗi  thiết đối với chị em phụ nữ mà còn là món quà tinh thần trong nghệ thuật và đặc sản văn hóa của vùng miền. Trải dài trên lãnh thổ Việt có rất nhiều nơi làm nón lá. Nếu bạn có dịp ghé Quảng Bình hãy ghé chân thăm ngôi làng tọa lạc bên bờ sông Gianh, mà người dân bao đời nay gắn bó với nghề làm nón Thổ Ngọa – Quảng Thuận- Ba Đồn.

Chẳng biết nghề này bắt đầu từ bao giờ, nhưng  Người dân ở Thổ Ngọa hầu như ai cũng biết làm nón. Già trẻ, gái trai, phụ nữ hay đàn ông đều khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn làm ra những chiếc nón mang những nét  rất riêng. Mỗi người làm nón đều được xem như một nghệ nhân thực sự bởi sự tài hoa, khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn.

Nón lá Thổ Ngọa – Sự khéo léo từ đôi tay 

Một chiếc nón lá đẹp phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là khâu chọn lá, phơi lá, khâu làm vành vào khuôn, xây  lá , chọn chỉ  đến mức tinh xảo. Lá làm nón có thể dùng lá dừa hay lá cọ. Lá được tìm  mua từ các tỉnh phía Nam mang về. Sau khi mua lá mang về những người thợ phải kì công phơi lá, ủi lá sao cho thật tỉ mỉ và đạt được độ đẹp, sáng nhất định.

 

Nón được làm nên từ sự khéo léo của đôi tay  

 Đối  với việc làm chiếc nón lá cọ người thợ nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn đòi hỏi phải rất công phu, tỉ mỉ và có kinh nghiệm khéo léo trong việc chọn lá: lá phải non vừa độ, gân lá phải xanh, màu lá phải trắng xanh. Nếu lá trắng, gân lá trắng là lá đã già làm nón không đẹp. Một chiếc nón tiêu chuẩn phải có màu trắng xanh với những gân lá vẫn còn màu xanh nhẹ, mặt lá phải bóng khi nón đan lên, phải nổi những vân xanh đều nhau đẹp mắt. Để đạt được tiêu chuẩn đó, lá phải được làm đúng quy trình, chẳng hạn việc sấy khô phải đúng kỹ thuật. Không dùng than đá, cũng không thể dùng điện sấy hoặc phơi nắng, mà phải sấy bằng than củi khoảng một đêm. Rồi còn vào khuôn, khâu nón… tất cả mọi công đoạn đều phải rất khéo léo và tỉ mỉ.

Nón làm bằng lá dừa. Loại nón này cũng được sản xuất trên khuôn mẫu hình nón, nhưng được bố trí 1 lớp lá trên 16 vành có chất liệu bằng tre nứa vót tròn. Lá xếp phải đều tay, khéo léo thật khít để khi giơ nón lên soi trong nắng, không có chỗ thưa chỗ dày. Các công đoạn làm nón đều mang đậm tình cảm gia đình, mỗi người một công đoạn. Đàn ông Quảng Thuận biết làm khuôn sâu 14 hay 16 vành, chẻ nan, tuốt  vành.  Người phụ nữ  Quảng Thuân chọn lá rồi xếp lên khuôn, từng chiếc lá đan cài vào nhau thắm tình chồng nghĩa vợ.Và họ  chọn lấy những sợi cước phù hợp, to nhỏ tuỳ theo loại nón, các mẹ, các chị  cần mẫn, tỉ mỉ gửi vào từng đường kim. thoăn thắt, nhẹ nhàng. Họ ngồi bên nhau tụm năm, tụm ba, vừa chằm nón vừa nói chuyện rất tình tứ… Trẻ em Quảng Thuận sau giờ đi học ở trường cũng ngồi bên khuôn nón, tay chằm nón, miệng lẩm nhẩm ôn bài… Đây cũng là công việc rất thuận lợi cho các đôi trai gái hẹn hò, tình tự. 

Nón lá Thổ Ngọa mang nét đẹp làng nghề truyền thống 

Ngoài việc chọn lá nguyên liệu để làm ra chiếc nón đã cả là một nghệ thuật , thì yếu tố lứa tuổi cũng là một phần đóng góp thêm cho sự tinh xảo của chiếc nón.. Thường  những cô thiếu nữ mười tám, đôi mươi bao giờ cũng làm nón đẹp hơn bởi sự khéo léo của đôi bàn tay mềm mại, đôi mắt tinh anh và cả tâm hồn đa cảm đầy mơ mọng. Chiếc nón đẹp của làng nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn không chỉ thể hiện trên  từng đường kim mũi chỉ thẳng hàng, mà còn thể hiện qua dáng nón và các yếu tố nghệ thuật thêu vẽ trên nón  tạo nên nét đặc trưng rất riêng  của nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn. Hình thức nón tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dùng có thể thêu hoa kết chữ thêm cho đẹp và phong phú. Sau khi mỗi chiếc nón được hoàn thiện, bên ngoài luôn được phủ một loại dầu bóng để làm tăng độ sáng và độ bền của nón lá.

Nón lá Thổ Ngọa – Trang phục bình dị và gắn bó 

Nón  lá của làng nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn được xem như một thứ phục trang luôn gắn bó với người phụ nữ. Nón Thổ Ngọa không ngừng  được cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng nhằm hướng tới mục đích làm đẹp và tăng vẻ duyên dáng của người phụ nữ, và vươn ra thị trường lớn.

Nón lá – Trang phục bình dị mà gắn bó 

Một người thợ lành nghề nhất của làng nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn  hoàn chỉnh từ khâu vót nan, làm khung, chóp nón đến vành nón, xếp lá và khâu, thì một ngày làm giỏi lắm được bốn chiếc. Làm nón không mang đến cho người dân Thổ Ngọa nguồn thu nhập cao  nhưng ở mảnh đất miền trung cát trắng, gió lào đầy khắc nghiệt này này thì dây là một nghề không đòi hỏi vốn lớn nhưng đem đến cho người dân những nguồn thu ổn định.

Và người làng nghề làm nón Thổ Ngọa Ba Đồn Quảng Trạch  luôn tự hào với nghề làm nón truyền thống mang đậm giá trị bản sắc văn hóa của làng. Tuy nhiên nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn vẫn phát triển theo hướng tự phát trong dân, giá sản phẩm vẫn lên xuống thất thường theo phiên chợ. Vì vậy rất cần thành lập  một tổ chưc sản xuất kinh doanh có  quy mô, chủ động nguyên liệu và thị trường tiêu thụ để phát triển làng nghề  góp phần xóa đói, giảm nghèo chongười dân trong xã. Đặc biệt, nếu được giới thiệu có quy cũ và bài bản nón lá Thổ Ngọa có thể trở vươn mình ra các thị trường lớn và trở  thành sản phẩm lưu niệm cho những ai đến thăm Quảng Bình.

Khi đến Quảng Thuận bạn sẽ không quên tìm mua một vài chiếc nón lá của làng nghề làm nón Thổ Ngọa Quảng Thuận Ba Đồn về làm quà cho người  thân, bạn bè. Vì đâu đó trong từng chiếc nón ta  sẽ thây được tâm hồn dân làng Thổ Ngọa  và nét đẹp dân dã của người con gái khi mang trên mình chiếc nón lá.

“Má lúm đồng tiền môi cười chúm chím/

Nón lá dừa mang trọn tình em…”

Xem nhiều hơn

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nút quay lại đầu trang