Review Quảng Bình sẽ tổng hợp những ngôi chùa lớn #1 tại Quảng Bình, không chỉ để chiêm ngưỡng những cảnh đẹp mà tạo hóa ban tặng mà còn có dịp thưởng ngoạn những ngôi chùa du lịch tâm linh độc đáo nơi đây. Rời xa phố thị ồn ào náo nhiệt, vãn cảnh chùa, tìm đến chốn an yên thanh tịnh trong tâm hồn cho con người hướng thiện, sống trong lành và có ích hơn cho đời.
Dưới đây, Review Quảng Bình giới thiệu đến bạn đọc những ngôi chùa du lịch tâm linh để có dịp đến nơi này, bạn nhớ một lần ghé thăm.
Những ngôi chùa du lịch tâm linh tại Quảng Bình
1.Chùa Đại Giác:
Chùa Đại Giác được xem là ngôi chùa lớn nhất Quảng Bình, nằm trên địa phận phường Đức Ninh Đông, Đồng Hới.
Chùa trải qua quá trình xây dựng công phu và kỹ lưỡng. Trước khi xây dựng chùa Đại Giác, mảnh đất này là một hồ nước lớn. Sau khi được cấp phép xây dựng, hòa thượng Thích Tánh Nhiếp đã huy động san lấp hàng nghìn tấn đá để làm chùa. Ngôi chùa này gồm chánh điện hai tầng Hòa thượng trụ trì và ngôi bảo tháp Di Đà chính tầng.
Tượng phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch
Giới thiệu về Chùa Đại Giác
Khuôn viên chùa Đại Giác có tổng diện tích 8.000m2. Chùa có tượng phật A Di Dà bằng đá cẩm thạch nguyên khối cao 9m, nặng 40 tấn. Đây là một trong những tượng phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch lớn nhất cả nước.
Phần bảo tháp Di Đà có chín tầng, tầng trên cùng thờ Đức Tỳ Lô Giá Na Phật. Bức tượng này được thỉnh từ Myanma về. Những tầng tháp còn lại thiết kế theo quy phạm chung của bảo tháp nhà chùa sơn son thiếp vàng. Tầng cuối thờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát với nhiều cánh tay và pháp khí. Chung quanh các mặt tháp an trí tượng Phật, Bồ Tát từ bi giá hộ.
Kiến trúc chùa toát lên vẻ trầm mặc uy nghi
Kiến trúc ngôi chùa Đại Giác toát lên vẻ trầm mặc uy nghi, mang đến cảm giác thanh tịnh cho ngương vãn cảnh. Nhìn từ xa, tòa bảo tháp thanh mảnh nhẹ nhàng, bay bổng giữa không gian huyền ảo. Trước bảo tháp là tượng phật A Di Đà trang nghiêm lộng gió. Tất cả tạo nên khung cảnh trầm mặc cho người chiêm bái có cảm giác lạc vào chốn tịnh độ giữa trần gian.
2. Chùa Thần Đinh
Khu di tích chùa Non – Núi Thần Đinh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khi đến với Quảng Bình. Những đến đây dâng hương, uống nước giếng Tiên để gặp may mắn, tránh điều không hay, cầu cho cả năm làm ăn phát đạt.
Chùa Non trên núi Thần Đinh
Do tác động của chiến tranh, theo thời gian chùa non chỉ còn sót lại một ngôi miếu nhỏ cùng di tích như các bệ thờ và tưởng đã bám rêu xanh dưới tán cây cổ thụ.
Đứng trên núi thần Đinh nhìn về hướng đông là vùng đồng bằng rộng lớn huyện Quảng Ninh, dòng sông Long Đại hiền hòa chảy qua mang lại phù sa và nguồn nước hàng năm cho dân làng. Núi thần Dinh không chỉ mang vẻ đẹp của phong cảnh hữu tình, mà còn lưu truyền nhiều truyền thuyết của vùng đất “Đầu Mâu đa tiên, thần Đinh đa phật”.
Chuyện kể lại rằng, núi thần Đinh là ngọn núi khá độc đáo, là ngọn núi đá vôi cuối cùng trong mạch từ Vân Nam (Trung Quốc) về việt Nam. Núi vẫn như nguyên hiện trạng như xưa, cây rừng còn xanh tốt mang vẻ nguyên sơ ban đầu. Trên núi có nhiều hang động, mỗi khi có ngọn gió đi qua làm vang lên âm thanh như trống đánh, chuông gõ.
Đường lên núi thần Dinh
Trong động có nhiều thạch nhũ dáng tiên, dáng Phật. Trên vách núi có giếng Tiên không bao giờ cạn. Dù những ngày nắng gắt vẫn không hề làm giếng mất đi nguồn nước mát lành vốn có.
Du khách đến đây thưởng ngoạn núi non, chiêm bái cảnh chùa, cầu bình an. Nếu có dịp đến đây, bạn hãy dành thời gian đến chùa Non cầu an, uống “nước thánh”. Chinh phục đỉnh núi và ngắm nhìn phong cảnh hữu tình của dòng sông Long Đại hiền hòa thơ mộng.
3.Chùa Hoằng Phúc
Chùa Hoằng Phúc có tên là chùa Kính Thiên thuộc địa phận xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Chùa tọa lạc trên vùng đất cao ráo, rộng gần 10.000m2 nằm ở phía hữu ngạn sông Kiến Giang. Cách huyện Lệ Thủy khoảng 4km về phía Nam.
Chùa Hoằng Phúc Quảng Bình
Dù đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn giữ cho mình được những hiện vật xưa cổ được lưu truyền từ xưa như tượng Phật Bà Quan Âm, chuông đồng 80kg, cao 1.1m, đường kính 0.5m được đúc từ thời vua Minh Mạng, địa tạng Vương Bồ Tát, lư hương, tòa sen…
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử mà chùa Hoằng Phúc mang đến cho nhân dân, tháng 12/2015, chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Chùa không chỉ phục nhụ các nhu cầu tín ngưỡng cho mọi người, mà còn góp phần phát triển du lịch tỉnh nhà, đón du khách thập phương về đây tham quan, lễ phật.
4.Chùa Quảng Xá
Theo hương sử của làng Quảng Xá, chùa được xây dựng trước khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802. Tuy nhiên, theo thời gian và chiến tranh, chùa chỉ còn lại nền móng. Đến năm 2014, dân làng xin phép tỉnh nhà phục dựng chùa để làm nơi tâm linh, dâng hương lễ Phật. Đến năm 2016, chùa được UBND tỉnh công nhận và cơ sở tôn giáo và cũng là Văn phòng Ban Tri sự GHPGVN Quảng Ninh.
Chùa Quảng Xá
Du lịch tâm linh ở Quảng Bình đang ngày càng phát triển, đón du khách về đây cầu bình an, hướng đến sự an lạc trong tâm hồn. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, liên hệ ngay cùng Review Quảng Bình để được giải đáp tận tình nhất.
Một bình luận